Kinh Voâ Löôïng Thoï
Laø trung boån cuûa Kinh Hoa Nghieâm

voluongtho.edu.vn

KIÊU MẠN ĐỐI VỚI ĐỨC HẠNH CỦA MỘT NGƯỜI, TỔN HẠI ĐẾN CỠ NÀO?

KIÊU MẠN ĐỐI VỚI ĐỨC HẠNH CỦA

MỘT NGƯỜI, TỔN HẠI ĐẾN CỠ NÀO?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Khiêm tốn là thuộc về tánh đức. Phật dạy chúng ta, Khổng Lão Phu Tử cũng dạy chúng ta như vậy.

Một bộ Lễ Ký, nội dung của nó chẳng qua là dạy chúng ta hạ mình mà tôn người. Đây là tinh thần nội dung của bộ Lễ Ký, dạy bản thân chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật phải hạ mình, phải tôn kính người khác.

Khổng Lão Phu Tử làm được rồi. Chúng ta thấy ở trong Luận Ngữ, Phu Tử tiếp kiến bất kỳ người nào cũng đều khiêm tốn. Trong Kinh Phật chúng ta nhìn thấy rồi, Phật Thích Ca Mâu Ni bất kể gặp người như thế nào, thái độ cũng là khiêm tốn.

Đại Thánh Đại Hiền thế xuất thế gian còn như thế thì chúng ta có gì đáng kiêu ngạo chứ?

Người vừa có ý nghĩ kiêu mạn này là xong rồi. Khổng Lão Phu Tử nhìn người, trong Luận Ngữ có một câu nói, đó là Phu Tử quan sát về con người. Ngài nói giả thiết, chưa chắc là thật có. Nói thực ra, Ngài cũng là dạy học trò, khích lệ học trò. Giả như có người mà đức hạnh và tài hoa của họ tốt đẹp như Chu Công.

Người mà Khổng Phu Tử khâm phục nhất chính là Chu Công, ở trong ghi chép tán thán về Chu Công rất nhiều. Chu Công thật sự tuyệt vời. Trong lịch sử Trung Quốc nói, ông là nhà chính trị vĩ đại nhất. Triều Chu lập quốc có thể tám trăm năm không suy là nhờ vào chế độ của Chu Công. Chu Công viết sách lưu truyền đến ngày nay, chính là Chu Lễ.

Chu Lễ là gì vậy?

Dùng cách nói hiện nay để nói, đó là hiến pháp của triều chu, hiến pháp đó là do Ngài đặt ra.

Khi tôi còn trẻ, ưa thích đọc sách.

Tiên sinh Phương Đông Mỹ hỏi tôi: Thầy đã từng đọc qua Chu Lễ chưa?

Tôi nói tôi chưa từng đọc qua. Phải đọc, thầy đã nói với tôi trước sau tổng cộng đến mười mấy lần, khuyên tôi đọc Chu Lễ. Nhưng mà tôi thích đọc Lễ Ký. Chu Lễ lật ra một chút, Nghi Lễ lật ra một chút, không hứng thú lắm, cho nên tôi chưa có đọc sách này. Thầy nói với tôi, đây là bộ hiến pháp tốt nhất của toàn Thế Giới.

Nếu như con cháu đời sau của Triều Chu, thảy đều làm theo những điều này thì Triều Chu vạn vạn năm cũng sẽ không thay đổi Triều Đại. Tiên Sinh Phương đối với bộ sách này tán thán đến mức này.

Thế nhưng chúng tôi không có hứng thú đối với chính trị, chúng tôi vẫn nương vào Phật Pháp. Sở dĩ chúng tôi biết đây là một bộ sách hay là nhờ sự giới thiệu của thầy.

Phu Tử rất mực tán thán về Chu Công. Ngài nói, giả như có người có đức hạnh và học vấn tốt đẹp như Chu Công, nhưng ngạo mạn lại keo kiệt, thì những cái còn lại không cần xem xét nữa. Ngài nói, người mà có hai tật xấu là kiêu ngạo và keo kiệt thì người này là không cần xem nữa, đó đều là giả, đều không phải thật.

Bạn mới biết, kiêu mạn đối với đức hạnh của một người tổn hại lớn cỡ nào. Keo kiệt chính là phiền não tham. Kiêu ngạo chính là phiền não sân.

Nho Gia tuy không có nói đây là tam độc, nhà Phật nói thấu triệt. Tam độc phiền não của bạn vẫn chưa có đoạn, thì đạo đức và học vấn của bạn đều là giả, không phải thật. Khổng Tử nói câu này, chúng ta từ chỗ này mà thể hội, ý nghĩa đã rất rõ ràng.

***